Việt Nam English

Cẩm nang lên đường du học Canada dành cho du học sinh Việt Nam

Bạn cần làm gì khi lên đường đi du học Canada? Những việc gì cần chuẩn bị và những thứ gì cần mang đi? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. GIẤY TỜ TÙY THÂN

Hộ chiếu

Bạn hãy kiểm tra hộ chiếu xem còn hạn và hợp lệ hay không.

Visa du học

Được dán thẳng trong hộ chiếu. Trên visa có ghi MULTIPLE nghĩa là bạn có thể ra vào nước Canada nhiều lần trong khoảng thời gian có giá trị mà không cần phải làm thêm thủ tục gì với cơ quan di trú (CIC) của Canada. Tuy nhiên, để cân nhắc bạn cũng nên tham khảo ý kiến cơ quan CIC sở tại trước khi rời Canada vì đôi khi có những quy định mới mà bạn chưa nắm bắt kịp. Nếu visa ghi SINGLE, bạn chỉ có quyền vào Canada một lần mà thôi. Sau khi rời khỏi nước này, lần tới trở lại bạn phải làm lại thủ tục xin nhập cảnh như lần đầu tiên.

Thư của sứ quán Canada

Lá thư chấp thuận cho bạn vào học ở Canada được dán ngay vào trong hộ chiếu, bạn kiểm tra xem khi đến cửa khẩu Canada bạn sẽ phải trình cho nhân viên di trú xem lá thư này. Cần phải là bản chính.
Thư chấp thuận nhập học của trường học Canada. Cần có bản chính lá thư chấp thuận của trường mà bạn sẽ theo học để trao cho nhân viên di trú khi đến sân bay Canada.

Giấy khai hải quan

Bạn nên hỏi Agent hoặc người quen về giấy khai này cũng như gì không được mang theo qua Canada. Bạn nên làm quen với giấy này trước để khỏi mất thời gian tại Hải quan Canada.

Vé máy bay

Bạn cần kiểm tra lộ trình chuyến bay được ghi trên vé xem có đúng không. Vé của bạn thường là vé 1 chiều, nhưng nếu có dự kiến về thăm gia đình trong thời hạn trước 1 năm, bạn có thể mua vé 2 chiều để tiết kiệm chi phí.

Chứng minh nhân dân

Nếu không có việc gì cần dùng ở Việt Nam, bạn hãy đem CMND theo bạn. Nó có thể sẽ hữu ích trong một số trường hợp khi bạn cần chứng minh gốc tích của mình mà không có sẵn trong tay các loại thể chứng minh khác của Canada.

Giấy khai sinh

Đem theo 1 hay 2 bản tiếng Việt có công chứng và vài bản dịch ra tiếng Anh hoặc Pháp có công chứng.

Học bạ

Bạn có thể sẽ cần đến học bạ khi xin vào học ở một số trường tiếp theo trường đang học. Do đó, nên có một bản tiếng Việt của học bạ và vài bản sao, dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp (luôn luôn có công chứng).

Bằng tốt nghiệp

Hãy mang theo bản gốc bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ, THPT hay cơ sở và vài bản dịch có công chứng, tùy theo bạn đã học đến đâu. Bạn sẽ cần đến chúng để xin học cao hơn.

Một quyển sổ ghi chú

Hãy mang theo một quyển sổ nhỏ trong đó bạn ghi chép tất cả các địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email cần thiết như: trường học của bạn cùng tên những người có trách nhiệm, người quen ở Canada, nhà bạn ở, tên các cô, thầy giáo, bệnh viện, công ty bảo hiểm, công ty thẻ tín dụng, ngân hàng của bạn, .. tránh ghi trong sổ này các mã khóa (password), số tài khoản, số thẻ tín dụng,… nói chung là các dữ liệu bí mật của bạn.

Bằng lái xe

Bằng lái xe Việt Nam có thể qua thi và đổi bằng lái xe tại Canada. Tùy vào tỉnh sẽ có những chính sách riêng. Thông thường, tất cả mọi người phải thi bằng lý thuyết trước. Sau đó 1 năm mới đủ điều kiện thi thực hành. Do đó, các bạn nên tranh thủ thi lý thuyết trước càng sớm càng tốt. Đặt biệt, bằng lái Việt Nam có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên có thể miễn thời gian chờ 1 năm (xem quy định riêng của từng tỉnh bang).

Cẩm nang du học Canada

II. CÁC VẬT DỤNG KHÁC

Từ điển

Bạn nên down 2 app từ điển về máy điện thoại của mình ( 1 từ điển Anh Việt, và 1 từ điển Anh Anh). Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi lần đầu đến sân bay và cho cả quá trình học tập tại Canada.

Máy vi tính cá nhân

Không nên cầm theo laptop nếu không cần thiết vì bên này laptop giá rẻ hơn Việt Nam và có thể bảo hành khi cần thiết. Hơn nữa, phích cấm của Laptop khác với phích của Việt Nam

Tiền mặt

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bạn có thể đem theo cho đến US$5000 mà không cần khai báo. Nếu đem theo nhiều hơn, bạn cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Thẻ tín dụng (credit card)

Thẻ tín dụng ngày càng phổ biến trên thế giới như một phương tiện thanh toán tiện lợi, an toàn. Bạn có thể dùng TTD để trả tiền mua hàng hóa, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe,.. khi thiếu tiền mặt đột ngột, bạn có thể dùng TTD để rút tiền tự động (ATM-Automatic Teller Machine) có khắp nơi.

Quần áo cho mùa đông

Nói chung, bạn không nên mua quần áo mùa đông tại VN nhiều, vì có thể không đủ tiêu chuẩn cho mùa đông Canada.

Quần áo cho mùa hè, xuân, thu

Không cần đem theo quần áo gì đặc biệt nếu bạn sang Canada vào mùa hè.
Thực phẩm: Chính phủ Canada nghiêm cấm nhập vào trong nước các loại thịt, trứng và sản phẩm làm từ thịt trứng (như khô bò, bánh pía có trứng). Bạn cũng không thể đem các loại cây cối, hoa cỏ dính đất (hoa cành được phép).

Thiết bị nghe nhìn

Máy ảnh, máy quay video, máy nghe đĩa,.. được nhập miễn thuế nếu là đồ dùng cá nhân. Chú ý là điện thế tại Bắc Mỹ là 110V nên máy móc của bạn có thể không chạy.

Hình ảnh, băng video, software

Bạn có quyền đem tự do những thứ này vào Canada nhưng bạn nên tránh đem theo các CD, VCD, DVD, phần mềm không có bản quyền gốc.

Du học Canada

III. KHỞI HÀNH

Hành lý đem theo người

Số lượng và trọng lượng, khích thước tùy theo quy định chung, hành khách di chuyển từ VN sang Canada (kể cả nội địa Canada) được đem theo hai kiện hành lý mỗi người, mỗi kiện không quá 23kg, và một balo (hoặc vali) xách tay và một giỏ đựng laptop. Kiện hành lý không được lớn hơn khuôn khổ quy định. Xin liên lạc với hãng hàng không của bạn để có thêm chi tiết (thông thường lấy dài+rộng+cao không quá 292cm). Hãy ghi tên đầy đủ và địa chỉ của bạn ở Canada lên hành lý (ký gởi và xách tay) của bạn. Cũng nên ghi những thông tin này vào bên trong hành lý của bạn.

Quy chế an ninh

Các quy định về an ninh không cho phép chúng ta đem hành lý giúp người khác trừ khi biết rất rõ nội dung hoàng hóa mình đem giúp. Tuyệt đối tránh đem hàng hóa giúp người không quen biết tại sân bay, trên máy bay hay lúc xuống sân bay.

IV. MUA VÉ MÁY BAY

Hãng bay

Chọn hãng nào, đường bay nào? Hiện nay đã có rất nhiều đường bay nối liền VN và Canada nhưng chưa có đường bay trực tiếp. Thông thường bạn phải nối chuyến tại ít nhất 1 địa điểm giữa VN và Canada. Thông thường du học sinh đi các hãng bay Cathay, EVA, Air China, China Airlines, China Southern. Tùy từng thời điểm sẽ có vé rẻ khác nhau. Các bạn có thể lien hệ Agent để lấy giá vé tốt nhất.

Gửi hành lý

Khi đăng ký tại quầy thủ tục, bạn sẽ gửi hành lý của mình cùng lúc. Bạn chú ý rõ cho nhân viên hàng không là hành lý cần được gửi đến nơi cuối cùng tại Canada, nếu không có thể hành lý sẽ thất lạc tại một sân bay trung chuyển nào đó. Bạn nhớ giữ kỹ cái baggage tags để trừ trường hợp bị thất lạc.

Chọn chỗ ngồi

Các chuyến bay xuyên lục địa có khả năng bay trên 12 giờ liên tục hiện nay trở thành thông dụng. Để bảo đảm cho chuyến bay dài hơi này không làm cho bạn mệt mõi hay mất sức, bạn nên chú ý chọn chỗ ngồi phù hợp (gần ngay lối đi).

bí quyết du học Canada

V. TRÊN MÁY BAY

Ăn uống

Trên các chuyến bay kéo dài như trong các chuyến xuyên lục địa (10-14 giờ) các hang máy bay sẽ phục vụ 2-3 bữa trong đó có một bữa ăn đầy đủ. Giữa hai bữa ăn, nếu có nhu cầu, bạn có thể yêu cầu tiếp viên cho ăn thêm. Nhiều hành khách có thói quen đem theo một ít đồ ăn sở thích của mình và dùng vào lúc thích hợp, trong khi nhiều người khác chỉ thích ngủ. Nếu chuyến bay đến Canada ban ngày, bạn nên ngủ nhiều và ngược lại để tránh jet lag.

Giải trí

Trên các chuyến bay dài, có các chương trình giải trí cho hành khách như chiếu phim, âm nhạc. Một số hãng chiếu phim trên màn hình lớn cho mọi hành khách xem chung, một số hãng khác có máy xem hình cỡ nhỏ gắn trước mặt hành khách, cho phép khách chọn phim tùy ý. Ống nghe được phát trên máy bay và thu lại khi máy bay hạ cánh.

Sức khỏe

Bạn nên đi lại nhiều lần trên máy bay, vận động tay, chân, cổ cho khỏe người vì ngồi nhiều giờ trên máy bay.

Chuyển máy bay

Từ Việt Nam sang Canada, bạn sẽ phải chuyển máy bay ít nhất một lần tại một sân bay “trung chuyển”. Khi đăng ký thủ tục tại sân bay VN, bạn nên yêu cầu nhân viên hàng không giao cho “thẻ lên tàu” (boarding pass) của các chặng kế tiếp. Như vậy bạn sẽ tránh được việc phải đi đăng ký tại mỗi nơi trung chuyển.
Hành lý trung chuyển: Hành lý của bạn sẽ được chuyển trực tiếp từ VN sang Canada, do đó bạn không cần quan tâm.

Du học Canada với Ocean Edu

VI. TẠI CỦA KHẨU CANADA

Các cửa khẩu chính của Canada

Máy bay đến Canada sẽ đáp xuống một trong những sân bay quốc tế của quốc gia này, thường là Vancouver, Toronto hay Montreal – 3 thành phố chính của Canada. Từ đây, bạn sẽ tiếp tục đi đến các địa điểm khác trong lãnh thổ Canada. Theo quy định, khi đến cửa khẩu đầu tiên của Canada, bạn sẽ phải lấy tất cả hành lý của mình ra để làm thủ tục nhập cảnh và hải quan, sau đó chuyển tiếp đi các nơi khác trong nội địa (nếu có).

Tờ khai hải quan

Gần đến Canada, tiếp viên sẽ phát cho bạn một tờ khai hải quan (kiêm mẫu di trú) gồm một tờ duy nhất. Bạn có thể điền vào tờ khai bằng một trong hai thứ tiếng chính của Canada là Anh hay Pháp. Ở phần địa chỉ Canada, bạn ghi địa chỉ của trường học (nếu ở nội trú), của người giám hộ (nếu bạn nhỏ hơn 10 tuổi) của người thân (nếu bạn sẽ ở) hay của nhà homestay nơi bạn đăng ký. Bạn nên hỏi Agent cách thức khai hải quan để không bị làm phiền bởi nhân viên hải quan Canada.

Khai báo tại cửa khẩu

Bạn cầm tờ khai hải quan đến trước quầy làm thủ tục nhập cảnh vào Canada. Nhân viên hải quan đón tiếp bạn sẽ hỏi bạn đến Canada làm gì. Sau khi trả lời là đi du học, họ sẽ đóng dấu vào tờ khai hải quan và dẫn bạn đến một nhân viên di trú.

Nhận giấy phép du học (GPDH)

Người này sẽ đưa bạn vào làm việc của cơ quan di trú và làm thủ tục cấp “giấy phép du học” (study permit) cho bạn. Bạn cần trao cho nhân viên di trú:

  • Hộ chiếu của bạn
  • Giấy nhập học của trường (bản chính)
  • Lá thư của LSQ Canada gửi cho bạn khi cấp Visa.

Đôi khi bạn cần phải xuất trình biên nhận đã đóng học phí đầy đủ, cung cấp địa chỉ cư trú tại Canada… Mọi việc hoàn tất bạn sẽ có trong tay GPDH trong đó có ghi rõ thời hạn bạn được ở lại Canada để học và nơi học.

Hành lý

Rời khỏi phòng di trú, bạn đi lấy hành lý ở khu vực băng chuyền (corrousel, conveyor) và đẩy ra ngoài cửa. Khi ra đến ngoài, bạn giao lại tờ khai hải quan cho nhân viên hải quan đứng trực ở đây. Nếu cần khám hành lý, nhân viên hải quan sẽ yêu cầu bạn mở vali túi xách… cho họ kiểm tra. Xong việc này bạn sẽ được chỉ lối ra ngoài.

Chuyển tiếp đi nội địa

Nếu bạn cần chuyển máy bay đi tiếp, bạn cần tìm quầy đăng ký có chữ “transit” bình thường ở gần lối ra. Khu vực bạn đến thường là “arrival” và nằm khác với khu vực đi “departure” cho nên các bạn phải đẩy hành lý của mình sang khu vực mới đăng ký tiếp được.

VII. ĐƯA ĐÓN TẠI SÂN BAY

Người quen đưa đón

Trong trường hợp này nên thông báo chi tiết chuyến bay cho người thân và cũng ghi rõ trong sổ tay của mình địa chỉ, số điện thoại của họ đề phòng trục trặc tại sân bay đến.

Trường đưa đón

Nếu bạn đã đăng ký với trường dịch vụ này, bạn sẽ được trường học cho xe ra đón tại nơi đến. Bạn cho trường biết thông tin chuyến bay. Khi ra cửa, bạn chú ý quan sát những tấm bảng do các nhân viên đưa đón giơ lên xem tấm bảng nào có ghi tên mình thì liên hệ với người cầm bảng đó.

Gia đình Canada đưa đón

Đây là dịch vụ tương tự như trên, nhưng người đưa đón là chủ nhà mà bạn sẽ đến ở cùng (homestay).

Nếu không có ai đưa đón

Bạn chỉ cần gọi taxi và đưa họ địa chỉ mà bạn muốn đến. Nếu bạn không ngại cồng kềnh, mệt nhọc thì có thể đi xe buýt từ sân bay về trung tâm thành phố rồi từ đó thuê taxi về nhà riêng, có thể rẻ hơn.

VIII. VỀ NƠI Ở

Nội trú – Ký túc xá (Residence/Dormitory)

Nhiều trường học Canada có ký túc xá nằm trong khuôn viên hoặc gần trường. Các ký túc xá cũng thường có trang bị nhà bếp, phòng tắm và giặt ủi để sử dụng chung. Hầu hết các ký túc xá đều trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có một vài nơi, HS cũng phải tự trang bị những vật dụng trong nhà như khăn trải giường, chén bát, hoặc dụng cụ nấu nướng. Liên lạc với văn phòng phụ trách ký túc xá nơi trường bạn học để biết thêm thông tin chi tiết. Tiền thuê phòng khác nhau tùy theo trường. Thông thường, chi phí chỗ trong ký túc xá vào khoảng CAD$7000-8000/năm học.

Homestay

Nhiều gia đình Canada đón nhận học sinh quốc tế ở trọ. Đây là cách hiệu quả để học sinh học tiếng Anh và cách sinh hoạt hàng ngày ở Canada. Homestay bao gồm các bữa ăn và phòng riêng cho học sinh ngay trong gia đình chủ nhà và học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động trong gia đình chủ nhà. Nhà trường có thể sắp xếp những gia đình phù hợp với sở thích của học sinh khi được yêu cầu. Chi phí chỗ ở homestay từ 700-800$CAD/tháng tùy theo địa điểm.

Thuê nhà bên ngoài (apartment)

Thuê nhà bên ngoài khuôn viên trường học. Thường thì có dán các danh sách nhà cho thuê tại các văn phòng tìm chỗ ở tại trường bạn đang học. Các trường không kiểm tra nhà cho thuê, học sinh phải tự kiểm tra, chọn lựa và thương lượng với chủ nhà để chọn chỗ ở thích hợp cho mình. Tiền thuê nhà khá đắt, nhất là các thành phố lớn từ CAD$500-1400 mỗi tháng, tùy theo địa điểm. Bạn có thể thuê chung với bạn bè để chia sẻ phần chi phí. Bạn cũng có thể thuê những căn hộ chung cư, loại chỗ này thường chỉ có bếp, nhà tắm, 1-2 phòng ngủ và không bao gồm bàn ghế hoặc các bữa ăn. Nên nhớ hợp đồng thuê nhà cần phải được xem xét cẩn thận từng điều khoản trước khi ký tên.

Giao lưu

Bạn nên kết bạn giao lưu với các anh chị đi trước bằng cách add fb của họ hoặc các nhóm người việt trên fb. Các bạn có thể lien hệ Agent để giới thiệu các nhóm anh chị đi trước.

IX. THÍCH ỨNG VỚI THỜI TIẾT

Mùa đông đương nhiên là mối bận tâm lớn nhất của bạn, nhất là khi bạn sang Canada đúng trong mùa này. Mùa đông Canada thường bắt đầu khoảng cuối tháng 11 và chấm dứt khoảng tháng 4. Tuy nhiên, nhiệt độ thay đổi đáng kể theo vùng bạn sinh sống: ở cùng Vancouver, mùa đông ẩm ướt, mây mù, ít khi có nắng mặt trời kéo dài, nhiệt độ trung bình 0-100C, vùng Trung Tây (Manitoba, Alberta, Saskatchewan) trong lúc đó lại lạnh (có khi -30 độ), khô và có nắng nhiều, tương tự cùng Ontario và Québec.

Nhiệt độ thực ra không phải là thướt đo chính xác duy nhất của “độ lạnh” ở Canada, người ta thường tính thêm “yếu tố gió” (widchil factor): một ngày có gió mạnh (60-80 km/giờ) cộng thêm nhiệt độ -200C có thể làm “độ lạnh” thực tế xuống đến -30 độ hay -35 độ. Chính vì thế, bạn cần che chắn thân thể mình chống lại gió+lạnh chứ không chỉ chống lạnh chung chung. Cần đội mũ che kín đầu, tai, vì hơi nóng trong người bạn thoát ra ngoài 80% là theo hai ngõ này.

Cần đeo gang (gloves), mang ủng cao (boot), quấn khăn choàng cổ (scarf) để tránh sưng phổi. Không nên vì lí do “thẩm mỹ” hay “thời trang” mà ăn mặc phong phanh, đi giày cao guốc, giày thể thao, để đầu trần, … trong mùa đông. Bạn sẽ thấy tác hại của việc này sau khoảng 5-10 năm ở Canada mà biểu hiện phổ biến nhất là bệnh phong thấp và sung phổi.

Các loại hình di chuyển liên tỉnh: Canada là đất nước rộng, nên ngành giao thông vận tai cũng rất phát triển, bạn có thể di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác bằng các phương tiện vận tải phổ biến như máy bay, xe lửa, xe buýt…không kể đến xe hơi riêng. Tất cả các phương tiện này đều rất tiện nghi nhưng giá vé cao.
Vận tải công cộng nội thành: Trong các thành phố lớn và trung bình của Canada, bạn chỉ nên di chuyển bằng xe buýt hay xe điện ngầm. Đây là phương tiện di chuyển phổ biến

Chúc các bạn lên đường du học thành công!



Bài liên quan