Việt Nam English

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ THUỴ SĨ - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Nhắc đến Thuỵ Sĩ là các bạn sẽ nhắc đến ngành Du lịch, Nhà hàng Khách với những ngôi trường nổi tiếng như SHMS, César Ritz, HIM, IHTTI, CAA… với hệ thống đào tạo chất lượng, bài bản, sinh viên ra trường trở thành những chuyên viên trình độ cao, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của ngành công nghiệp không khói trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở Thuỵ Sĩ còn rất nhiều điều thú vị khác ngoài ngành Du lịch mà có thể bạn chưa biết đến, đặc biệt đối với các bạn sinh viên có ý định Du học Thuỵ Sĩ thì cần phải biết những điều này.

Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa riêng, vì vậy để nhanh chóng thích nghi khi Du học Thụy Sĩ, sinh viên nên biết một số kiến thức cơ bản về quốc gia này như:

1. Thụy Sĩ là một trong 2 quốc gia duy nhất có lá cờ hình vuông

Cùng với Thụy Sĩ, Vatican cũng có quốc kì hình vuông chứ không phải là hình chữ nhật như các nước khác. Cờ của Thụy Sĩ là một hình vuông màu đỏ với dấu thập tự màu trắng ở giữa.

Cờ Thuỵ Sĩ có hình vuông rất đặc biệt

2. Các địa danh chủ chốt của Thụy Sĩ luôn sẵn sàng hoạt động khi có một cuộc tấn công xảy ra

Đây là một trong những chiến lược quốc phòng của Thụy Sĩ nhằm đảm bảo an ninh chính trị ngay khi có một cuộc tấn công bằng vũ lực xảy ra. Có ít nhất 3.000 địa điểm trên khắp Thụy Sĩ luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ để phản ứng kịp thời với tình hình xảy ra.

3. Người dân có thể thách thức bất kì điều luật nào dù đã được Quốc hội thông qua

Chỉ cần thu thập được 50.000 chữ kí trong vòng 100 ngày, người dân có quyền yêu cầu sửa đổi điều luật đã được quy định. Một cuộc bỏ phiếu quy mô toàn quốc sẽ được tiến hành và quyết định dựa trên số phiếu bầu đa số của cử tri.

4. Thụy Sĩ có rất nhiều phát minh thú vị

Người Thụy Sĩ là người đã tạo ra khóa Velcro, giấy bóng kính, dao quân đội Thụy Sĩ, rượu Absinthe, dao gọt khoai tây, font chữ Helvetica, ngũ cốc Muesli…họ cũng đi tiên phong trong việc giới thiệu những hình thức thể thao đối kháng trên băng ra thế giới.

 

5. Người Thụy Sĩ có tuổi thọ trung bình trong top dài nhất thế giới

Tính đến năm 2015, tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới Thụy Sĩ lần lượt là 81.3 và 85.3 tuổi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều này đã đưa Thụy Sĩ trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình của người dân dài thứ hai thế giới (đứng đầu là Nhật Bản).

 

6. Nuôi chó ở Thụy Sĩ phải đóng thuế

Các khoản thuế phải đóng hàng năm của người dân được xác định dựa trên cân nặng và kích thước của chú chó được nuôi. Tại Thụy Sĩ, khi muốn nuôi chó, bạn phải tham gia và đáp ứng được yêu cầu của một khóa huấn luyện về cách làm thế nào để chăm sóc vật nuôi một cách tốt nhất.

 

7. Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đáng sống và hạnh phúc nhất thế giới

Thụy Sĩ là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2015 và đứng thứ 2 trong năm 2016 (sau Đan Mạch). Theo đó, Zurich là thành phố đáng sống thứ 2 toàn cầu và nơi đây cũng lọt vào top đầu hành tinh về an ninh.

 

8. Thụy Sĩ có 208 ngọn núi cao hơn 3.000m

Trong đó có 24 ngọn núi có độ cao hơn 4.000m, đỉnh cao nhất là Monte Rosa với độ cao 4.634m, tọa lạc ở vị trí giáp ranh Thụy Sĩ và Ý.

 

Dãy Alps - dãy núi lớn nhất Thuỵ Sĩ và Châu Âu

 

9. Khí hậu của Thụy Sĩ không phải chỉ là tuyết

Khí hậu tại Thụy Sĩ không phải chỉ có tuyết như nhiều người nhầm tưởng, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể vượt quá 30-35 độ C, dãy núi Alps được xem là một rào cản khí hậu khi miền bắc có xu hướng lạnh hơn do ảnh hưởng từ gió Đại Tây Dương, trong khi miền Nam lại ôn hòa hơn nhờ vào gió Địa Trung Hải.

 

10. Tên bố mẹ đặt cho con cái có thể bị bác bỏ

Tại Thụy Sĩ, người dân bị cấm đặt những cái tên có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của con em, vì vậy chuyện tên bị bác bỏ không còn hiếm lạ ở quốc gia này.

 

11. Thụy Sĩ còn được biết đến với tên gọi Confoederatio Helvetica (tạm dịch: Liên minh Thụy Sĩ)

Điều này giải thích vì sao kí hiệu của Thụy Sĩ là CH, trước đây Thụy Sĩ có tên gọi là Liên bang Thụy Sĩ nhưng vì nhiều lý do lịch sử nên hiện quốc nay này là một nước cộng hòa gồm 26 bang. Những người sáng lập của Liên bang Thụy Sĩ đã chọn ngày 01.08 hàng năm làm ngày Quốc Khánh của quốc gia xinh đẹp này.

 

Ngày 01.08 hàng năm là Quốc khánh của Thụy Sĩ

 

12. Thụy Sĩ tồn tại khoảng cách lớn giữa giàu và nghèo

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu, dân số tầng lớp trên sẽ có thu nhập cao gấp 4 lần dân số tầng lớp thu nhập thấp.

13. Thụy Sĩ là một trong những nước phát triển có tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế giới dù nơi đây có luật cho phép dùng súng.

Năm 2015, chỉ có khoảng 40 vụ dùng súng trong vòng 1 năm tại Thụy Sĩ trong khi đó ở Mỹ con số này là 30-40 vụ mỗi ngày. Bảng khảo sát Small Arms Survey cho biết cứ mỗi 100 người dân Thụy Sĩ sẽ có 45,7 người sử dụng súng, cao thứ ba sau Mỹ và Yemen nhưng số vụ án được gây ra bằng súng lại luôn nằm trong top thấp nhất của thế giới.

14. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là một trong những nước châu Âu cuối cùng còn lưu hành quy định này cùng với Áo. Pháp luật nước này quy định, nam giới khi đủ 18 tuổi bắt buộc phải nhập ngũ trong khu nữ giới là tình nguyện. Các trại huấn luyện quân sự phổ biến trên khắp Thụy Sĩ, lính nhập ngũ được sử dụng súng ngắn và đây cũng là cách hợp pháp để giữ, sử dụng súng của quân đội nước này. Tỉ lệ người dân Thụy Sĩ dùng súng cao cũng một phần là do truyền thống quân sự này.

15. Albert Einstein phát minh ra công thức E=MC2 nổi tiếng tại Thụy Sĩ

Nhà khoa học thiên tài này đã phát triển Lý thuyết Tương đối nổi tiếng của ông khi đang học tập và sinh sống tại Bern, Thụy Sĩ.

16. Chủ nhật tại Thụy Sĩ phải tuân theo nhiều điều luật dân sự

Chính vì vậy những hoạt động như cắt cỏ, phơi đồ, rửa xe…đều cần phải diễn ra theo đúng quy định để đảm bảo sự yên tĩnh và cảnh quan thành phố. Buổi tối người dân cần phải đảm bảo sự yên tĩnh bằng việc hạn chế cười lớn tiếng và ồn ào sau 10 giờ tối, các hoạt động vệ sinh cá nhân cũng phải diễn ra một cách nhẹ nhàng.

 

17. Công trình Gothard của Thụy Sĩ là đường hầm dài nhất thế giới

Với chiều dài 57km, tọa lạc tại dãy núi Alps và dài hơn đường hầm Channel nối giữa Anh và Pháp 7 km, Gotthard mất tới 17 năm để hoàn thành, đây cũng là đường hầm có chi phí cao nhất thế giới. Từ khi ra đời, Gotthard đã giảm bớt 45 phút di chuyển giữa Zurich và Lugano với vùng Rhine – Alp, đi tắt qua thành phố Rotterdam của Hà Lan, băng qua nước Đức và kết nối với cảng Genoa của Ý.

 

Gotthard - đường hầm dài nhất thế giới

 

18. Gần một nửa cuộc hôn nhân tại Thụy Sĩ đều kết thúc bằng việc ly hôn

Trước đây tỉ lệ ly hôn đã giảm nhưng tới năm 2015 thì tăng lại, đạt mốc 41.5% trong đó 2 thành phố là Neuchatel và Geneva ghi nhận con số này ở mức cao nhất. Người Thụy Sĩ kết hôn khá muộn với 31.8 tuổi ở nam giới và 29.6 tuổi ở nữ giới. Bên cạnh đó tỉ lệ người phụ nữ có con cũng khá thấp khi chỉ đạt 1.5, dưới mức trung bình của EU là 1.6.

 

19. Thụy Sĩ chiếm vị trí thứ ba về mức lương và an toàn lao động trong các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu)

Người lao động tại Thụy Sĩ kiếm được trung bình khoảng 57.082 USD/năm, xếp sau Luxembourg và Mỹ và họ chỉ mất trung bình khoảng 1.7% số tiền kiếm được khi thất nghiệp. Trong năm 2015, khoảng 80% dân số từ 15 đến 64 tuổi có được công việc có trả lương, chiếm vị trí thứ hai trong lao động các nước OECD và chỉ có 1.7% nhân lực thất nghiệp từ 1 năm trở lên, thấp hơn tỉ số trung bình của OECD là 2.6%.

 

20. Thụy Sĩ không bị chi phối bởi một nguyên thủ quốc gia

Thay vào đó, Thụy Sĩ có một hội đồng điều hành bảy thành viên để phục vụ cho người đứng đầu Nhà nước.

 

21. Người nước ngoài chiếm khoảng 25% dân số

Đây chính là một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, vào tháng 2/2014, cử tri Thụy Sĩ suýt nữa đã đi đến một chính sách chống nhập cư gây tranh cãi. Theo đó, Thụy Sĩ sẽ giới hạn số lượng người nước ngoài được phép đến với đất nước này, báo hiệu sự kết thúc của Hiệp định Di chuyển Tự do của nước này với Liên minh Châu Âu. Dư luận quốc tế cho rằng điều này sẽ khó có thể thực hiện được.

 

22. Thụy Sĩ sử dụng 4 ngôn ngữ chính

Người Thụy Sĩ sử dụng 4 ngôn ngữ chính là Pháp, Đức, Ý và Rhaeto – Romantsch (với bộ gốc Latin). Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng dần được phổ biến với hơn 60% dân số sử dụng ngôn ngữ này.

 

23. Người Thụy Sĩ thích đồ uống giải trí

Mỗi người Thụy Sĩ tiêu thụ 56.5 lít bia và 36 lít rượu trong năm 2012. Người dân nơi đây thích tự nấu rượu cho gia đình và chỉ có khoảng 2% rượu vang của Thụy Sĩ được xuất khẩu.

 

24. Thụy Sĩ là nơi khởi đầu của café hòa tan

Nescafe được sản xuất bởi Nestlé vào năm 1938. Công ty này được sáng lập bởi một doanh nhân người Thụy Sĩ tên Henri Nestlé vào năm 1867, chiếm giữ hơn 10% thị trường café và cacao hàng năm.

 

Nestlé - thương hiệu nổi tiếng ở Thuỵ Sĩ và trên toàn thế giới

 

25. Người Thụy Sĩ tiêu thụ socola nhiều nhất trên thế giới

Người dân Thụy Sĩ tiêu thụ khoảng 11kg socola mỗi tuần, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này. Với hơn 18 công ty sản xuất, Thụy Sĩ xuất khẩu hơn 115.500 tấn socola vào năm 2015. Họ cũng phát minh ra nhiều thiết bị độc đáo để gia tăng thêm chất lượng của socola.

 

26. Hơn một nửa lượng điện của Thụy Sĩ được sản xuất bởi 556 nhà máy thủy điện

Những nhà máy này tạo ra hơn khoảng 19 triệu gigawatt một năm, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động năng lượng của Thụy Sĩ.

 

27. Đồng hồ tại ga Aurau của Thụy Sĩ lớn thứ hai châu Âu

Ga Aarau Thụy Sĩ là nơi đặt đồng hồ lớn thứ hai của Châu Âu với đường kính 9m, chỉ đứng sau đồng hồ ở ga Cergy, Pháp (10m). Nhà thờ St Peter ở Zurich cũng có đồng hồ nhà thờ lớn nhất lục địa này với đường kính là 8.7m.

 

28. Giáo viên tại Thụy Sĩ là một trong những nghề được trả lương cao nhất

Theo Chỉ số Hiệu quả Kinh tế, giáo viên ở Thụy Sĩ là một trong những nghề được trả lương cao nhất trong số 30 quốc gia OECD với mức thu nhập trung bình là 68.000 USD (~ 61.430 Euros).

________________________________________________

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VÀ ĐỊNH CƯ OCEAN EDU

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Hòa Bình Green City, số 505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0903.406.935

Email: duhococeanedu@gmail.com



Bài liên quan