Việt Nam English

Viện Công nghệ Massachusetts – Ngôi trường đại học tốt nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng đại học QS World University Rankings 2018, Viện Công nghệ Massachusetts là ngôi trường đại học tốt nhất thế giới trong vòng 7 năm liền.

Bảng xếp hạng trên của QS University Rankings Asia dựa trên 10 tiêu chí gồm: đánh giá của các nhà khoa học (30%), đánh giá của nhà tuyển dụng (20%), tỷ lệ giảng viên trên số sinh viên (15%), số trích dẫn và bài báo khoa học (10%), tỷ lệ số bài báo trên giảng viên (10%), 15% khác dành cho một số tiêu chí như tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên đi trao đổi và tỷ lệ sinh viên nước ngoài đến trao đổi.

Viện Công nghệ Massachusetts (tiếng Anh: Massachusetts Institute of Technology hay MIT) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/1_597898.jpg

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/2_1218099.jpg

Kiến trúc độc đáo ở MIT

MIT được thành lập vào năm 1861 nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Hoa Kỳ, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa (polytechnic university) và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/3_156659.png

MIT ban đầu nhấn mạnh đến các ngành công nghệ ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học, và chính điều này giúp thiết lập sự hợp tác gần gũi với các công ty công nghiệp.

Những cải cách chương trình học dưới thời các Viện trưởng Karl Compton và Vannevar Bush trong thập niên 1930 nhấn mạnh các ngành khoa học cơ bản.

MIT được kết nạp vào Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1934. Các nhà nghiên cứu ở MIT nghiên cứu và thiết kế máy tính, radar, và hệ thống định vị trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và thời Chiến tranh lạnh.

Hoạt động nghiên cứu quốc phòng thời hậu chiến đã đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng số lượng giảng viên và sự phát triển của khuôn viên viện đại học dưới thời Viện trưởng James Killian.

Khuôn viên hiện tại rộng 168 mẫu Anh (68,0 ha) mở cửa vào năm 1916 và mở rộng hơn 1 dặm (1,6 km) dòng theo bờ bắc con sông Charles.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/4_2201429.jpg

Ngày nay MIT bao gồm nhiều khoa học thuật khác nhau, nhấn mạnh đến nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, và công nghệ.

MIT có năm trường (Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý, và Trường Nhân văn, Nghệ thuật, và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm tổng cộng 32 khoa.

Viện đại học này có 81 người được giải Nobel, 52 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars), và 38 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows).

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/5_204141.jpg

Trước hết, có một số tiêu chí tổng quát mà MIT luôn dựa vào đó để tuyển chọn sinh viên phù hợp. Nghĩa là, ứng viên phải thể hiện được những tố chất chứng tỏ mình ‘phù hợp’ với MIT. Có thể kể đến như:

Sứ mệnh của MIT là làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn: Sinh viên được tuyển chọn trước hết phải đáp ứng được tiêu chí này. Có nhiều cách để ‘sát cánh cùng với MIT’ làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, như tham gia dạy Toán cho trẻ mồ côi hay vận động hành lang để thay đổi những chính sách kém.
Hợp tác và hành động phối hợp: sinh viên phải thể hiện được tinh thần hợp tác và hành động phối hợp.
Sáng tạo: Phải có óc sáng tạo, cơ hội luôn có ở MIT nhưng sinh viên phải biết tự nắm bắt. Cơ hội ở MIT sẽ không chia đều cho tất cả.
Dám thử, dám liều lĩnh: MIT muốn tuyển chọn không phải là những người chỉ mong thành công mà là những người không sợ thất bại. Dám nhận khó khăn, bạn có thể thất bại, nhưng rồi sẽ thành công, chỉ cần đừng đầu hàng. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, bạn có thể là thành viên của gia đình MIT.
Sáng tạo từ bàn tay: Quan điểm của MIT là hãy làm vấy bẩn tay bạn, thử nghiệm điều gì đó mới mẻ. Đó thường là cách dẫn đến thành công. Câu khẩu hiệu từ xưa của MIT là ‘Mind and Hand’, nghĩa là, không chỉ có nghĩ (thinking), hãy làm (doing).
Năng động, tò mò, phấn khích: Sinh viên nên luôn có niềm cảm hứng làm việc và học tập. Bạn không cần phải làm cả trăm thứ việc để vào ĐH. Chỉ cần thành tâm làm một số việc hết lòng. Có khi như vậy cũng đã đủ!
Là một phần của cộng đồng MIT: MIT luôn tìm cách tuyển chọn những ứng viên biết quan tâm, nâng đỡ người khác, biết khơi gợi niềm cảm hứng làm việc của bạn bè trong cộng đồng.
Khả năng tìm sự cân bằng: sinh viên phải biết tìm sự thăng bằng trong cuộc sống, học tận lực, chơi hết mình. Do vậy, MIT cũng muốn ‘nhìn thấy’ những ứng viên có sự thăng bằng như vậy ngay trong quá trình học trung học.

Nếu bạn là học sinh trung học, đọc đến đây bạn thấy mình có ‘hợp’ với tiêu chí tuyển chọn của MIT chưa?

Nếu đã, chưa cần biết đến thành tích học tập, bạn có quyền nghĩ đến MIT, nếu thích. Nếu chưa, có lẽ cần nhìn nhận lại những ‘giá trị sống’ trong tiêu chí tuyển chọn của MIT để có thể tự biết ‘điều chỉnh’ mình.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/6_453614.jpg

Sinh viên Việt Nam tại MIT

MIT là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao có tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khắt khe nhất; chẳng hạn, khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2016 có 1.620 sinh viên được tuyển chọn từ 18.109 thí sinh, như vậy tỷ lệ được nhận vào chỉ 8.95%.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/7_191301.jpg

Chi phí học tập tại MIT năm học 2011-2012 ước tính là 55.270 USD. Đây là một mức chi phí dễ làm nản lòng nhiều bậc cha mẹ và các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí cả với người bản xứ!

Nhưng hãy xem câu này: ‘Nếu bạn được tuyển chọn, chúng tôi cam đoan bạn có đủ tài chính đến học ở MIT’.

Cũng như Harvard, MIT có chính sách tài trợ chi phí học tập cho tất cả sinh viên được tuyển chọn, bất kể năng lực tài chính của gia đình thế nào, nếu họ có nhu cầu về tài chính.

Quan điểm rất rạch ròi của MIT là: ‘Chúng tôi không tuyển chọn chỉ bởi vì bạn có thể trả đủ tiền học, và chúng tôi cũng sẽ không từ chối bạn chỉ vì bạn không thể trả nổi tiền học dù chỉ một xu!’

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/8_2604541.jpg

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/9_289842.jpg

Tóm tắt triết lý tài trợ chi phí học tập của MIT là:

Need Blind Admissions (Xét duyệt đơn không quan tâm đến năng lực tài chính): Bộ phận tuyển chọn (admission office) độc lập với bộ phận tài chính (financial aid office). Do đó khi xét duyệt đơn xin học, bộ phận tuyển chọn không hề biết và cũng không hề quan tâm đến năng lực tài chính của gia đình ứng viên.
Need-based Aid (Tài trợ chi phí học tập theo nhu cầu tài chính): MIT sẽ chỉ tài trợ chi phí học tập cho sinh viên dựa trên nhu cầu tài chính, chứ không dựa trên những thành tích học tập hay thể dục thể thao,...
Meet Full Need: MIT cam kết đáp ứng từng xu cho nhu cầu tài chính của sinh viên.

85% sinh viên xin tài trợ học phí đã được chấp thuận (2011). Trung bình mỗi sinh viên được nhận tài trợ 23.270 USD.

Chú ý rằng con số trên chỉ thể hiện một cách tương đối nhu cầu tài chính của sinh viên MIT. Chắc chắn sẽ có người sẽ nói số tiền trên là chưa đủ trả học phí.

Trong từng trường hợp sinh viên cụ thể, hãy nhớ lại những cam kết trên của MIT, và tin rằng tất cả sinh viên có nhu cầu đều được đáp ứng từng xu.

Một ví dụ về chi phí học tập của sinh viên (tính luôn chi phí di chuyển): Cha mẹ chỉ phải trả 1.900 USD/năm.

Chú ý rằng ngoài tiền trợ cấp từ MIT còn những khoản trợ cấp khác từ các quỹ liên bang.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/10_217400.jpg

Đối với sinh viên bản xứ, chính sách trợ cấp tài chính của MIT và Harvard hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, đối với sinh viên quốc tế chính sách của hai trường có khác nhau. Hãy xem bảng so sánh sau:

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/11_46110.png

Sự khác biệt này là bởi nguồn lực tài chính của MIT không ‘mạnh’ bằng Harvard, nên phải không chế đầu vào.

Dù sao, con số khoảng 150 sinh viên quốc tế được tuyển hàng năm và được hưởng chính sách gần tương tự sinh viên bản xứ cũng là một động lực đáng để sinh viên quốc tế phấn đấu và hy vọng.

Dĩ nhiên là tính cạnh tranh giữa sinh viên quốc tế với nhau là rất cao (tỷ lệ thành công là 3%).

Bảng xếp hạng trên của QS University Rankings Asia dựa trên 10 tiêu chí gồm: đánh giá của các nhà khoa học (30%), đánh giá của nhà tuyển dụng (20%), tỷ lệ giảng viên trên số sinh viên (15%), số trích dẫn và bài báo khoa học (10%), tỷ lệ số bài báo trên giảng viên (10%), 15% khác dành cho một số tiêu chí như tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tỷ lệ giảng viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên quốc tế, tỷ lệ sinh viên đi trao đổi và tỷ lệ sinh viên nước ngoài đến trao đổi.

Viện Công nghệ Massachusetts (tiếng Anh: Massachusetts Institute of Technology hay MIT) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học, và quản lý.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/1_597898.jpg

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/2_1218099.jpg

Kiến trúc độc đáo ở MIT

MIT được thành lập vào năm 1861 nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa của Hoa Kỳ, dựa trên mô hình viện đại học bách khoa (polytechnic university) và nhấn mạnh đến việc giảng dạy trong phòng thí nghiệm.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/3_156659.png

MIT ban đầu nhấn mạnh đến các ngành công nghệ ứng dụng ở bậc đại học và sau đại học, và chính điều này giúp thiết lập sự hợp tác gần gũi với các công ty công nghiệp.

Những cải cách chương trình học dưới thời các Viện trưởng Karl Compton và Vannevar Bush trong thập niên 1930 nhấn mạnh các ngành khoa học cơ bản.

MIT được kết nạp vào Hiệp hội Viện Đại học Bắc Mỹ vào năm 1934. Các nhà nghiên cứu ở MIT nghiên cứu và thiết kế máy tính, radar, và hệ thống định vị trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai và thời Chiến tranh lạnh.

Hoạt động nghiên cứu quốc phòng thời hậu chiến đã đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng số lượng giảng viên và sự phát triển của khuôn viên viện đại học dưới thời Viện trưởng James Killian.

Khuôn viên hiện tại rộng 168 mẫu Anh (68,0 ha) mở cửa vào năm 1916 và mở rộng hơn 1 dặm (1,6 km) dòng theo bờ bắc con sông Charles.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/4_2201429.jpg

Ngày nay MIT bao gồm nhiều khoa học thuật khác nhau, nhấn mạnh đến nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, và công nghệ.

MIT có năm trường (Trường Khoa học, Trường Kỹ thuật, Trường Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Quản lý, và Trường Nhân văn, Nghệ thuật, và Khoa học Xã hội) và một trường đại học (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế), bao gồm tổng cộng 32 khoa.

Viện đại học này có 81 người được giải Nobel, 52 người nhận Huân chương Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), 45 Học giả Rhodes (Rhodes Scholars), và 38 Học giả MacArthur (MacArthur Fellows).

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/5_204141.jpg

Trước hết, có một số tiêu chí tổng quát mà MIT luôn dựa vào đó để tuyển chọn sinh viên phù hợp. Nghĩa là, ứng viên phải thể hiện được những tố chất chứng tỏ mình ‘phù hợp’ với MIT. Có thể kể đến như:

Sứ mệnh của MIT là làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn: Sinh viên được tuyển chọn trước hết phải đáp ứng được tiêu chí này. Có nhiều cách để ‘sát cánh cùng với MIT’ làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, như tham gia dạy Toán cho trẻ mồ côi hay vận động hành lang để thay đổi những chính sách kém.
Hợp tác và hành động phối hợp: sinh viên phải thể hiện được tinh thần hợp tác và hành động phối hợp.
Sáng tạo: Phải có óc sáng tạo, cơ hội luôn có ở MIT nhưng sinh viên phải biết tự nắm bắt. Cơ hội ở MIT sẽ không chia đều cho tất cả.
Dám thử, dám liều lĩnh: MIT muốn tuyển chọn không phải là những người chỉ mong thành công mà là những người không sợ thất bại. Dám nhận khó khăn, bạn có thể thất bại, nhưng rồi sẽ thành công, chỉ cần đừng đầu hàng. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, bạn có thể là thành viên của gia đình MIT.
Sáng tạo từ bàn tay: Quan điểm của MIT là hãy làm vấy bẩn tay bạn, thử nghiệm điều gì đó mới mẻ. Đó thường là cách dẫn đến thành công. Câu khẩu hiệu từ xưa của MIT là ‘Mind and Hand’, nghĩa là, không chỉ có nghĩ (thinking), hãy làm (doing).
Năng động, tò mò, phấn khích: Sinh viên nên luôn có niềm cảm hứng làm việc và học tập. Bạn không cần phải làm cả trăm thứ việc để vào ĐH. Chỉ cần thành tâm làm một số việc hết lòng. Có khi như vậy cũng đã đủ!
Là một phần của cộng đồng MIT: MIT luôn tìm cách tuyển chọn những ứng viên biết quan tâm, nâng đỡ người khác, biết khơi gợi niềm cảm hứng làm việc của bạn bè trong cộng đồng.
Khả năng tìm sự cân bằng: sinh viên phải biết tìm sự thăng bằng trong cuộc sống, học tận lực, chơi hết mình. Do vậy, MIT cũng muốn ‘nhìn thấy’ những ứng viên có sự thăng bằng như vậy ngay trong quá trình học trung học.

Nếu bạn là học sinh trung học, đọc đến đây bạn thấy mình có ‘hợp’ với tiêu chí tuyển chọn của MIT chưa?

Nếu đã, chưa cần biết đến thành tích học tập, bạn có quyền nghĩ đến MIT, nếu thích. Nếu chưa, có lẽ cần nhìn nhận lại những ‘giá trị sống’ trong tiêu chí tuyển chọn của MIT để có thể tự biết ‘điều chỉnh’ mình.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/6_453614.jpg

Sinh viên Việt Nam tại MIT

MIT là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao có tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khắt khe nhất; chẳng hạn, khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2016 có 1.620 sinh viên được tuyển chọn từ 18.109 thí sinh, như vậy tỷ lệ được nhận vào chỉ 8.95%.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/7_191301.jpg

Chi phí học tập tại MIT năm học 2011-2012 ước tính là 55.270 USD. Đây là một mức chi phí dễ làm nản lòng nhiều bậc cha mẹ và các bạn học sinh, sinh viên, thậm chí cả với người bản xứ!

Nhưng hãy xem câu này: ‘Nếu bạn được tuyển chọn, chúng tôi cam đoan bạn có đủ tài chính đến học ở MIT’.

Cũng như Harvard, MIT có chính sách tài trợ chi phí học tập cho tất cả sinh viên được tuyển chọn, bất kể năng lực tài chính của gia đình thế nào, nếu họ có nhu cầu về tài chính.

Quan điểm rất rạch ròi của MIT là: ‘Chúng tôi không tuyển chọn chỉ bởi vì bạn có thể trả đủ tiền học, và chúng tôi cũng sẽ không từ chối bạn chỉ vì bạn không thể trả nổi tiền học dù chỉ một xu!’

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/8_2604541.jpg

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/9_289842.jpg

Tóm tắt triết lý tài trợ chi phí học tập của MIT là:

Need Blind Admissions (Xét duyệt đơn không quan tâm đến năng lực tài chính): Bộ phận tuyển chọn (admission office) độc lập với bộ phận tài chính (financial aid office). Do đó khi xét duyệt đơn xin học, bộ phận tuyển chọn không hề biết và cũng không hề quan tâm đến năng lực tài chính của gia đình ứng viên.
Need-based Aid (Tài trợ chi phí học tập theo nhu cầu tài chính): MIT sẽ chỉ tài trợ chi phí học tập cho sinh viên dựa trên nhu cầu tài chính, chứ không dựa trên những thành tích học tập hay thể dục thể thao,...
Meet Full Need: MIT cam kết đáp ứng từng xu cho nhu cầu tài chính của sinh viên.

85% sinh viên xin tài trợ học phí đã được chấp thuận (2011). Trung bình mỗi sinh viên được nhận tài trợ 23.270 USD.

Chú ý rằng con số trên chỉ thể hiện một cách tương đối nhu cầu tài chính của sinh viên MIT. Chắc chắn sẽ có người sẽ nói số tiền trên là chưa đủ trả học phí.

Trong từng trường hợp sinh viên cụ thể, hãy nhớ lại những cam kết trên của MIT, và tin rằng tất cả sinh viên có nhu cầu đều được đáp ứng từng xu.

Một ví dụ về chi phí học tập của sinh viên (tính luôn chi phí di chuyển): Cha mẹ chỉ phải trả 1.900 USD/năm.

Chú ý rằng ngoài tiền trợ cấp từ MIT còn những khoản trợ cấp khác từ các quỹ liên bang.

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/10_217400.jpg

Đối với sinh viên bản xứ, chính sách trợ cấp tài chính của MIT và Harvard hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, đối với sinh viên quốc tế chính sách của hai trường có khác nhau. Hãy xem bảng so sánh sau:

https://baomoi-photo-1.zadn.vn/w700_r1/18/01/11/317/24593089/11_46110.png

Sự khác biệt này là bởi nguồn lực tài chính của MIT không ‘mạnh’ bằng Harvard, nên phải không chế đầu vào.

Dù sao, con số khoảng 150 sinh viên quốc tế được tuyển hàng năm và được hưởng chính sách gần tương tự sinh viên bản xứ cũng là một động lực đáng để sinh viên quốc tế phấn đấu và hy vọng.

Dĩ nhiên là tính cạnh tranh giữa sinh viên quốc tế với nhau là rất cao (tỷ lệ thành công là 3%).



Bài liên quan